Tứ trụ trong Kinh Doanh doanh nghiệp phải nhớ

Friday, February 26, 2016

Tứ trụ là 4 chân cột vĩ đại mà bất cứ người làm kinh doanh nào cũng phải nhớ nếu không sẽ bị lật ngửa trước sức mạnh cạnh tranh trong kinh doanh.
Tứ trụ trong kinh doanh
Tứ trụ trong kinh doanh

Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải hiểu "cấu trúc thăng bằng" của một hệ thống kinh doanh và nó làm nên tứ trụ. Tứ trụ trong doanh nghiệp được hiểu là 4 bộ phận chủ chốt "gánh team" của doanh nghiệp.


1. Trụ thứ nhất: Định hướng và quản lý hoạt động

Đó là những người chủ chốt định hướng cho một tổ chức, nó như một bộ khung xương vững chắc làm nên một cá thể sống và linh hồn của bộ máy nếu muốn hoạt động ổn định.

Hội đồng quản trị, ban giám đốc là chỉ huy phất cờ cho mọi chiến lược và tầm nhìn của công ty. Nếu cty làm việc không hiệu quả điều đầu tiên không phải nghĩ đến là Hội đồng quản trị hoặc tái cấu trúc mà là phải thay CEO
Lấy sản phẩm làm cốt lõi

2. Trụ thứ hai: Tài chính

Đây là bộ phận kiểm soát chi phí, theo dõi dòng tiền thu chi của công ty và cực kì quan trọng. Hơn nữa muốn doanh nghiệp muốn hoạt động trơn tru thì trụ tài chính phải thực hiện tốt. 2 đối tượng quan trọng trong trụ này chính là ( bộ phận tài chính và bộ phận kế toán )
2 bộ phận này nắm bắt tình hình kinh doanh và báo cáo tình hình kinh doanh giúp quá trình kinh doanh diễn ra thông suốt

3. Trụ thứ ba: Bộ phận nhân sự

Intel - Một trong những công ty phần cứng và phần mềm hàng đầu của Mỹ, đã từng nói nếu lấy của họ đi tất cả và chỉ để cho họ con người, họ sẽ dựng lại doanh nghiệp như thế trong vòng 20 năm. 

Con người chính là bộ phận cực kì quan trọng trong công ty. Mục tiêu của tổ chức là tối ưu hóa nguồn nhân lực, vung mầm cho nhân tài phát triển nhân viên không ngừng chính là chìa khóa thứ 3 trong tứ trụ kinh doanh.

4. Bộ phận sản phẩm (Marketing và Bán hàng)

Đây là bộ phận đặc biệt quan trọng và là đứa "con cưng" trực tiếp tạo ra doanh thu cho cty

Đây là 4 cột trụ nâng đỡ cho hệ thống kinh doanh và bất kì doanh nghiệp nào muốn khởi đầu đều phải nắm cũng chắc. Người lãnh đạo là người biết quản lí, duy trì hệ thống tốt cần nhìn ra vai trò quan trọng của từng cột trụ quan trọng nâng đỡ cho cả bộ máy tố chức

Tuy nhiên với sự phát triển của hệ thống quản lý chuyên nghiệp chuyên sâu hơn còn có các bộ phận:
- Bộ phụ trách về công nghệ thông tin.
- Bộ phận pháp lý
- Bộ phận quan hệ đầu tư, ngoại giao
- Bộ phận quản lý bất động sản

Subscribe box

Nhập địa chỉ Email và bấm đăng ký, bạn sẽ nhận được bài viết mới nhất từ STAR SINH BLOG hoàn toàn miễn phí qua Gmail!

0 Nhận xét: