Đối đầu của Marketing vs Quảng cáo vs PR vs Bán Hàng

Friday, June 10, 2016

Một điều thường thấy ở rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đầy đủ tất cả các phòng ban như Phòng Kinh Doanh, Phòng Marketing, Phòng PR, Phòng Quảng Cáo thì khi nhân viên làm nhiều việc ở vị trí khác nhau
Một điều cũng dễ thấy ngay cả những người học về kinh tế nếu không nghiên cứu sâu vào lý thuyết thì rất có thể bị nhầm lẫn vai trò và chức năng của mỗi nhiệm vụ trong từng phòng ban

Cùng đánh giá vai trò và nhiệm vụ của 4 chuyên gia kinh tế này trong Doanh Nghiệp của bạn nhé!
Chiến lược bán hàng kinh doanh
Chiến lược bán hàng kinh doanh

1. Khái niệm của Quảng Cáo (Advertising)

  • Quảng cáo đơn giản là đưa thông tin hay thông điệp nào đến người tiếp nhận mà đa phần đó là các khách hàng mục tiêu của bạn
  • Quảng cáo thì phải trả phí (Quảng cáo Facebook, Quảng cáo Google, Quảng cáo trên Báo Chí, Quảng cáo trên các website lớn)
  • Quảng cáo đơn thuần là việc nhồi nhét thông tin và đầu của khách hàng rằng sản phẩm của tôi tốt, sản phẩm của tôi chất lượng hãy mua sản phẩm của tôi đi...vv nhằm bán được hàng.

Hiệu quả quảng cáo được đo lường bằng số lượng tiếp cận được của khách hàng mục tiêu của bạn với chi phí thấp nhất thông qua một số kênh quảng cáo nào đó.
Hiệu quả quảng cáo còn phụ thuộc vào thông điệp của quảng cáo bao gồm nội dung, hình ảnh, video; thời gian tiếp nhận, tần suất tiếp nhận cho đến khi thành thói quen của khách hàng ghi nhớ thương hiệu và sản phẩm dịch vụ..vv

Ví dụ nhắc đến hình ảnh con bò người ta lại liên tưởng đến con bò sữa trong đội hình của Vinamilk hay phô mai con bò cười vì thông điệp quảng cáo đã ngắm sâu trong tâm trí họ. Đây được gọi là sự liên tưởng thương hiệu

Một chiến dịch quảng cáo thành công cần đo lường được các chỉ số như:

  • Thông điệp quảng cáo (Nội dung, hình ảnh, Video...vv)
  • Đối tượng tiếp cận (Độ tuổi, giới tính, địa lý, sở thích, hành vi...)
  • Thời gian tiếp cận, tần suất xuất hiện quảng cáo (Vào khung giờ nào, xuất hiện bao nhiêu lần, tuần suất xem vào từng mốc thời gian..vv.)
  • Kênh quảng cáo (Tại sao phải quảng cáo trên kênh này mà không phải kênh khác, nó chiếm bao nhiêu phần trăm trong ngân sách quảng cáo...)
  • Chi phí quảng cáo / 1 lượt tiếp cận đến khách hàng mục tiêu
...

Một chiến dịch quảng cáo không hiệu quả

  • Không nhắm trúng được khách hàng mục tiêu (Nhắm sai nhu cầu của khách hàng)
  • Chọn sai kênh truyền thông
  • Chọn sai thông điệp quảng cáo
  • Chi phí quảng cáo quá cao không đạt yêu cầu đề ra
...

Khái niệm của Marketing (Tiếp thị)

  • Marketing là việc tiếp thị là làm thế nào để biến các nhu cầu mong muốn của khách hàng thành lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Người làm marketing phải nghiên cứu thị trường xác định thị trường tiềm năng và nhu cầu của khách hàng. Xác định khả năng thu lợi từ thị trường đó sau đó theo xu hướng là cung cấp sản phẩm và dịch vụ đến với thị trường đó.
  • Marketing online là việc biến nhu cầu của khách hàng thành lợi nhuận thông qua môi trường internet ở các kênh trực tuyến khách nhau như ( Website, Forum, Báo online, Mạng xã hội...)
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, marketing là một quá trình từ lúc lập kế hoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân.

Khái niệm PR (Public Relation) Quan hệ công chúng

Có thể hình dung như thế này quảng cáo là việc cung cấp thông tin về sản sản phẩm dịch vụ và các lợi ích liên quan nhét vào đầu khách hàng thông qua việc phải trả phí thì PR là việc làm sao cho khách hàng nói tốt về công ty, nói tốt và các sản phẩm và dịch vụ mà người làm PR cần làm. PR là việc quan hệ với công chúng.
PR là cầu nối giữa người cty và đối với khách hàng nhằm tạo nên sự tin tưởng cho các sản phẩm và dịch vụ

Khái niệm bán hàng (Sale)

– Bán hàng là sự phục vụ, giúp đỡ khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những thứ mà họ muốn
– Bán hàng là nền tảng trong kinh doanh đó là sự gặp gỡ của người bán và người mua ở những nơi khác nhau (Gặp gỡ trực tiếp, qua điện thoại hay các kênh trên online) giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nếu cuộc gặp gỡ thành công trong cuộc đàm phán về việc trao đổi sản phẩm
– Bán hàng là 1 phần của tiến trình mà Doanh nghiệp thuyết phục khách hàng mua hàng hóa dịch vụ của họ
– Bán hàng là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng và thanh toán.

So Sánh Marketing và PR

SO SÁNH
MARKETING
PR


1.Chức năng
- Chức năng chính của Marketing thúc đẩy hoạt động đưa sản phẩm từ nhà sản xuất và nhà phân phối đến cho khách hàng nhằm thu lợi nhuận

- Marketing nhằm thúc đẩy, quảng bá sản phẩm.
- Chức năng của PR liên quan đến sự nhận thức của công chúng đối với công ty và thương hiệu.

- PR nhằm tạo dựng và nâng cao thương hiệu và hình ảnh của công ty.



2.Vai trò
- Marketing đóng vai trò hỗ trợ việc bán hàng.

- Hoạt động của Marketing nhằm làm cho một sản phẩm, dịch vụ trở nên cuốn hút người tiêu dùng.

- Marketing tìm hiểu các khuynh hướng nhằm xác định làm thế nào để định mức giá phù hợp mà sản phẩm, dịch vụ có thể bán ra trên thị trường.
- PR đóng vai trò mũi nhọn trong chiến lược thương hiệu.

- Hoạt động của PR là làm cho công ty nổi bật hơn trong mắt người tiêu dùng.

- Các chuyên viên PR cố gắng đánh giá nhận thức người tiêu dùng và phân tích phản ứng đối với sản phẩm & chiến lược Marketing.


3.Mục tiêu
- Marketing hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận.

- Marketing là bán sản phẩm và thu về lợi nhuận

- Mục tiêu ngắn hạn của hoạt động marketing là doanh số bán hàng.
- PR nhằm tạo dựng danh tiếng tích cực

- PR giống như là một khoản đầu tư mà doanh nghiệp bỏ ra để duy trì hình ảnh trên thị trường nhằm thu lợi trong tương lai.


4.Hình thức
- Marketing là một hoạt động chiến lược ngắn hạn.

- Doanh số hay sự gia tăng của doanh thu chính là thước đo đo lường sự thành công của hoạt động Marketing.
- PR là một hoạt động dài hạn giống như trồng cây đợi ngày hái quả. Lợi ích của PR là có thể tích lũy và sử dụng trong một khoảng thời gian dài.
- Thước đo đo lường sự thành công của hoạt động PR đó chính là nhữn ý kiến từ phía cộng đồng hay những bằng chứng sự ủng hộ từ phía công chúng.

So sánh quảng cáo và PR

Giống nhau
Khác nhau
Quảng cáo
PR
Đều là quá trình thông tin, đưa thông tin đến đối tượng
Thông tin một chiều: thông báo thương mại, được chuyển từ người bán hàng đến khách hàng tiềm năng, chủ yếu hướng đến đối tượng mua hàng.

Là tiếng nói trực tiếp của chính người bán hàng về sản phẩm của mình nên họ luôn ca ngợi sản phẩm.

Thông tin hai chiều, đa dạng, hướng đến nhiều đối tượng, có sự trao đổi thông tin (trao đổi giữa người phát ngôn và báo chí, trả lời phỏng vấn…).

PR liên quan đến toàn bộ hoạt động giao tiếp và thông tin của tổ chức nên nó có tầm bao quát rộng hơn quảng cáo.

Là tiếng nói gián tiếp của bên thứ ba (giới truyền thông).

Mâu thuẫn của Marketing, quảng cáo và Bán hàng

Hoạt động marketing bao gồm nhiều khâu nghiên cứu thị trường, truyền thông, PR, định giá sản phẩm, phân phối, hỗ trợ khách hàng, chiến lược bán hàng, thu hút cộng đồng và có cả quảng cáo
Việc thực hiện chiến lược marketing sai từ đầu như nghiên cứu thị trường chọn nhu cầu và thị trường mục tiêu sau này sẽ dẫn khó khăn trong việc bán hàng sau này do nhu cầu khách hàng không cao từ đó việc quảng cáo trả phí cũng không mang lại hiệu quả.

Bạn có thể thấy marketing (Tham khảo 7P trong Marketing) bao gồm cả việc định giá và phân phối nó ảnh hưởng rất lớn đến công việc bán hàng sau này. Người bán hàng giỏi là người thấy hiểu những đặc tính sản phẩm và nhu cầu của từng khách hàng để tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất

Do vậy trong hoạt động kinh doanh doanh số liên quan đến rất nhiều yếu tố không chỉ riêng Marketing, không chỉ riêng bán hàng và quảng cáo mà đó là sự liên kết chặt chẽ trong hệ thống kinh doanh

Subscribe box

Nhập địa chỉ Email và bấm đăng ký, bạn sẽ nhận được bài viết mới nhất từ STAR SINH BLOG hoàn toàn miễn phí qua Gmail!

0 Nhận xét: